English (UK)Vietnamese (VN)

chat gscvn facebook icon YouTube icon sitemap gscvn 

HỢP TÁC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM - THÁI LAN

Ngày 25/3/2015, tại Hà Nội đã diễn Hội thảo về Kinh nghiệm của Khu vực tư nhân trong kinh doanh vận tải hàng hóa Thái Lan và Việt Nam nhằm tăng cường năng lực vận tải hàng hóa bằng đường bộ chuẩn bị cho việc thực hiện AEC và hợp tác GMS. Sau Hội thảo là cuộc trao đổi giữa quan chức của Cục đường bộ Thái Lan và các cơ quan liên quan của Việt Nam. Trước đó, ngày 20/3/2015, Đoàn Văn phòng Hội đồng Kinh tế - Xã hội Thái Lan, trong đó có nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, đã làm việc với Bộ Giao thông vận tải để tìm hiểu khả năng hợp tác về dịch vụ logistics với Việt Nam.

logistics vietnam thailand

    Trong các sự kiện trên đây, phía doanh nghiệp Thái Lan đã cho biết một số kinh nghiệm  trong việc vận tải qua biên giới bằng đường bộ với Lào, tìm hiểu về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam, nhất là đường bộ, yêu cầu về thủ tục và luật lệ liên quan đến việc vận tải bằng đường bộ, vấn đề bảo hiểm xe cơ giới thương mại khi vận chuyển qua biên giới, hiệp định song biên giữa Việt Nam với Lào và với Trung Quốc, việc cấp phép và giới hạn tuyến đường cho xe các bên qua lại chuyên chở hàng hóa, khả năng chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ giữa Thái Lan và Việt Nam qua Lào, hoặc Cam-pu-chia, số lượng xe ô tô được cấp phép , thủ tục Hải quan tại biên giới Lào-Việt Nam, Việt Nam-Trung Quốc...

    Một ví dụ cụ thể về tại sao việc vận chuyển bằng đường bộ giữa hai nước chưa được thực hiện, ngoài lý do về vấn đề khó khăn trong việc bảo hiểm xe cơ giới và hàng hóa, vấn đề thủ tục tại biên giới, thì khó khăn lớn nhất là giá thành vận chuyển.  Cước vận chuyển bằng đường biển giữa Hải Phòng đi Cảng Lamchebang (Thái Lan), hàng xuất là USD250/TEU + THC USD85/TEU bằng khoảng USD335/TEU, trong khi đi bằng đường bộ hết khoảng USD 2.000/TEU. Để giải quyết việc phát triển vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ giữa hai nước theo Hiệp định của GMS và ASEAN, trước hết hai nước phải giải quyết các vấn đề thủ tục về bảo hiểm, hải quan, tuyến đường quy định, an toàn giao thông do tay lái xe hai bên ngược nhau....

    Phía Thái Lan đã cung cấp cho phía Việt Nam danh sách 224 công ty Thái kinh doanh xe vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ đã được cấp phép đạt tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, Service Quality Standard for Truck Operation Hand Book và 11 đại diện các Công ty cung cấp dịch vụ vận tải logistics của Thái Lan (dự Hội thảo).

    Tại Hội thảo ngày 25/3/2015, doanh nghiệp hai bên bước đầu nhất trí các hoạt động hợp tác tiếp theo:
    - Tiến hành chạy thử (pilot) vận chuyển hàng hóa dọc các hành lang GMS (Cụ thể là Đường 9 qua cửa khẩu Lao Bảo).
    - Xây dựng năng lực trong vận tải logistics (đường bộ), quy chế, an toàn vận tải, thủ tục hải quan, bảo hiểm và các biện pháp về kiểm dịch động thực vật (dưới sự bảo trợ của Chính phủ).
    - Phát triển phần mền logistics.
    - Xây dựng cổng thông tin doanh nghiệp.
    - Xây dựng danh bạ doanh nghiệp.
    - Tổ chức các hội thảo nghiệp vụ.
    - Tiến hành định kỳ các đoàn thăm và làm việc giữa hai bên.

    Cơ quan đầu mối cho doanh nghiệp hai nước: Phía Thái Lan là Hiệp hội Vận tải đường bộ Thái Lan  (The Land Transport Association of Thailand), Phía Việt Nam là Hiêp hội Vân tải Otô Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam .