English (UK)Vietnamese (VN)

chat gscvn facebook icon YouTube icon sitemap gscvn 

Điều khoản thương mại quốc tế 2010

banner incoterms2010 01

Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms - Các điều khoản thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế.

Incoterm quy định các điều khoản về giao nhận hàng hoá, trách nhiệm của các bên: Ai sẽ trả tiền vận tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hoá, ai chịu trách nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hoá trong quá trình vận chuyển..., thời điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hoá.

Incoterm 2000 là phiên bản mới nhất của Incoterm, được Phòng thương mại Quốc tế (ICC) ở Paris, Pháp chỉnh lý và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2000

Incoterms 2000 bao gồm có 13 điều kiện giao hàng mẫu, chia thành 4 nhóm: C, D, E, F. Trong đó, nhóm E gồm 1 điều kiện (EXW), nhóm F gồm 3 điều kiện (FCA, FAS, FOB), nhóm C gồm 4 điều kiện (CFR, CIF, CPT, CIP) và nhóm D gồm 5 điều kiện (DAF, DES, DEQ, DDU, DDP).

1. EXW
Ex Works (named Place)
Giao hàng tại xưởng. (địa điểm ở nước xuất khẩu)
-Chuẩn bị hàng sẵn sàng tại xưởng (xí nghiệp, kho, cửa
hàng..) phù hợp với phương tiện vận tải sẽ sử dụng.
-Khi người mua đã nhận hàng thì người bán hết mọi trách nhiệm.
-Chuyển giao cho người mua hóa đơn thương mại và chứng từ hàng hóa có liên quan.
- Nhận hàng tại xưởng của người bán.
- Chịu mọi chi phí và rủi ro kể từ khi nhận hàng tại xưởng của người bán.
- Mua bảo hiểm hàng hóa.
-Làm thủ và chịu chi phí thông quan xuất khẩu, quá cảnh, nhập khẩu.

2. FCA
Free Carrier (named place)
Giao hàng cho người vận tải (tại địa điểm qui định ở nước xuất khẩu)
-Xếp hàng vào phương tiện chuyên chở do người mua chỉ định.
-Làm thủ tục và chịu mọi chi phí liên quan đến giấy phép XK, thuế.
-Chuyển giao cho người mua hóa đơn,chứng từ vận tải và các chứng từ hàng hóa có liên quan.
-Thu xếp và trả cước phí về vận tải.
-Mua bảo hiểm hàng hóa.
-Làm thủ tục và trả thuế nhập khẩu.
-Thời điểm chuyển rủi ro là sau khi người bán giao xong hàng cho người chuyên chở.

3. FAS
Free Alongside ship (named port of shipment)
Giao hàng dọc mạn tàu(tại cảng bốc hàng qui định)
-Giao hàng dọc mạn con tàu chỉ định, tại cảng chỉ định.
-Chuyển hóa đơn thương mại, chứng từ là bằng chứng giao hàng và các chứng từ khác có liên quan.
-Làm thủ tục và trả mọi chi phí thông quan, giấy phép XK.
-Thu xếp và trả cước phí cho việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển.
-Thông báo cho người bán ngày giao hàng và lên tàu.
-Mua bảo hiểm hàng hóa và chịu rủi ro từ khi nhận hàng.

4. FOB
Free On Board (named port of shipment)
Giao hàng lên tàu (tại cảng bốc hàng qui định)
-Giao hàng lêu tàu tại cảng qui định.
-Làm thủ tục và trả mọi chi phí liên quan đến thông quan, giấy phép xuất khẩu.
-Chuyển giao hóa đơn thương mại, chứng từ là bằng chứng giao hàng và các chứng từ khác có liên quan.
-Thu xếp và trả cước phí cho việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển.
-Mua bảo hiểm hàng hóa.
-Chịu rủi ro hàng hóa từ khi hàng hóa qua lan can tàu.
-Thu xếp và trả phí thông quan nhập khẩu.

5. CFR
Cost and Freight (named port of destination)
Tiền hàng và cước phí vận tải (cảng đích qui định)
-Thu xếp và trả cước phí chuyển hàng hóa tới cảng đích.
-Làm thủ tục và trả phí xuất khẩu.
-Trả chi phí dỡ hàng nếu chi phí này bao gồm trong chi phí vận tải.
-Thông báo cho người mua chi tiết về chuyến tàu chở hàng.
-Chuyển giao hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải và các chứng từ khác liên quan.
-Làm thủ tục và trả các chi phí về thông quan nhập khẩu.
-Trả chi phí dỡ hàng nếu chi phí này không bao gồm trong cước phí vận tải.
-Thu xếp và trả phí bảo hiểm hàng hóa.
-Chịu mọi rủi ro sau khi hàng hóa đã qua lan can tàu ở cảng bốc (cảng xuất khẩu)

6. CIF
Cost, Insurance and Freight (named port of destination)
Tiền hàng,bảo hiểm và cước phí vận tải (cảng đích qui định)
-Giống như điều kiện CFR, nhưng người bán phải thu xếp và trả phí bảo hiểm vận chuyển hàng hóa.
Giống như điều kiện CFR, nhưng người mua không phải mua bảo hiểm hàng hóa.

7. CPT
Carriage Paid To (named place of destination)
Cước phí, bảo hiểm trả tới (nơi đích qui định)
Giống như điều kiện CFR, ngoại trừ người bán phải thu xếp và trả cước phí vận chuyển hàng hóa tới nơi qui định, mà nơi này có thể là bãi Container nằm sâu trong đất liền.
-Làm thủ tục và trả chi phí thông quan nhập khẩu.
-Mua bảo hiểm hàng hóa.

8. CIP
Carriage &Insurance Paid To (named place of distination)
Cước phí, bảo hiểm trả tới (nơi đích qui định)
Giống như CPT, ngoại trừ người bán chịu trách nhiệm thu xếp và mua bảo hiểm.
Giống như CPT, ngoại trừ người mua không phải mua bảo hiểm hàng hóa.

9. DAF
Delivered At Frontier (named place)
Giao hàng tại biên giới (địa điểm qui định)
-Thu xếp vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hóa tới nơi qui định tại biên giới của nước người mua.
-Chuyển giao hóa đơn, chứng từ vận tải và các chứng từ khác.
-Thu xếp và trả chi phí liên quan đến thông quan xuất khẩu.
-Thu xếp và trả phí liên quan đến thông quan nhập khẩu.
-Chịu mọi rủi ro sau khi hàng hóa đã được chuyển giao tại biên giới.

10. DES
Delivered Ex Ship (named port of destination)
Giao hàng tại tàu (tại cảng dỡ qui định)
Giống như điều kiện CIF, ngoại trừ người bán chịu trách nhiệm giao hàng ngay trên tàu tại cảng đích qui định.
Giống như điều kiện CIF, ngoại trừ người người mua phải chịu rủi ro về hàng hóa sau khi đã nhận hàng ngay trên tàu tại cảng đích.

11.DEQ
Delivered Ex Quay (named port of destination)
Giao hàng trên cầu cảng (tại cảng dỡ qui định)
-Thu xếp và trả cước phí vận chuyển.
-Thu xếp và trả chi phí bảo hiểm.
-Chịu chi phí dỡ hàng và giao hàng tại cẩu cảng địch qui định.
-Chịu rủi ro về hàng hóa sau khi đã nhận hàng tại cầu cảng qui định.
-Thu xếp và trả chi phí thông quan nhập khẩu.

12.DDU
Delivered Duty Unpaid (named place of destination)
Giao hàng thuế chưa trả (tại nơi đích qui định)
-Người bán thực hiện mọi nghĩa vụ, chịu mọi chi phí và rủi ro để đưa hàng hóa tới địa điểm qui định tại nước người mua,trừ nghĩa vụ làm thủ tục và trả chi phí thông quan nhập khẩu.
-Làm thủ tuc và trả chi phí thông quan nhập khẩu.
-Nhận hàng tại nơi qui định và chịu rủi ro về hàng hóa kể từ khi nhận hàng.

13. DDP
Delivered Duty Paid (named place of destination)
Giao hàng thuế đã trả (tại nơi đích qui định)
Giống như điều kiện DDU, ngoại trừ người bán phải làm thủ tục và chịu chi phí thông quan nhập khẩu.
Giống như điều kiện DDU, ngoại trừ người mua không phải làm thủ tục và trả chi phí thông quan nhập khẩu.

Thông tin hữu ích / 1 số khái nhiệm thường gặp

ATA Carnet: là chứng từ hải quan quốc tế, sử dụng cho hàng hóa nhập khẩu tạm thời và tái xuất sau, được miễn thuế nhập khẩu. ATA Carnet được sử dụng cho các nhóm hàng: hàng mẫu, thiết bị chuyên ngành, các trang thiết bị phục vụ cho hội thảo, triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm và các nhóm hàng hóa tương tự. Ngoài ra, ATA Carnet cũng có thể được sử dụng cho các loại hàng hóa khác như: máy tính, công cụ sửa chữa, các trang thiết bị dùng cho biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thi đấu thể dục thể thao, phương tiện giao thông...

ATA Carnet được cung cấp bảo lãnh bởi cơ quan hải quan của một số nước dưới sự điều hành của Phòng Thương mại quốc tế. Tại Việt Nam, VCCI đã được Chính phủ giao cho làm đầu mối bảo lãnh, cấp phát sổ ATA Carnet.

Để giúp các doanh nghiệp dễ hình dung hơn, ông Vũ Anh Dũng mô tả: Với ATA Carnet, ở phạm vi nội địa, khi làm thủ tục hải quan, các doanh nghiệp Việt Nam không cần phải qua các Bộ ngành liên quan nữa mà chỉ cần qua “một cửa” một cách đơn giản nhất, thuận tiện, nhanh chóng nhất (ATA Carnet chính là hình thức hải quan một cửa, doanh nghiệp chỉ cần qua một đầu mối là VCCI). Còn ở phạm vi quốc tế, tất cả hải quan các nước tham gia hệ thống ATA Carnet đều sẽ áp dụng hình thức chấp nhận hải quan của nhau để nhanh chóng thông quan tự động cho hàng của doanh nghiệp Việt Nam bằng một quyển sổ ATA Carnet, không cần thêm bất kỳ giấy tờ nào khác.

Cho đến nay, ATA Carnet đã được chấp nhận và thẩm định bởi hệ thống bảo lãnh hải quan quốc tế và đang có hiệu lực tại 55 quốc gia, trong đó có cả những quốc gia thương mại quốc tế lớn và xuất khẩu vốn như Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Srilanka, EU, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Thái Lan, Malaysia, Mỹ…

 INCOTERMS 2010